Tình trạng ra máu xuất hiện ở âm đạo theo chu kỳ từ 28 - 35 ngày bắt đầu diễn ra ở độ tuổi dậy thì được gọi là kinh nguyệt. Mỗi kỳ kinh nguyệt , mỗi phụ nữ sẽ trải qua nhiều cảm giác khác nhau và thường gặp nhất là đau bụng, đau lưng,... Vậy tại sao phụ nữ tới tháng lại dau bung kinh và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng sản phụ khoa Anna tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Dau bung kinh là gì?
Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân tại sao phụ nữ tới tháng lại dau bung kinh, hãy cùng tìm hiểu qua về khái niệm Dau bung kinh là gì nhé.
Đau bụng kinh (đau bụng đến tháng hay đau bụng tới tháng) là những cơn đau hoặc co thắt, đau quặn ở vùng bụng dưới, thường xuất hiện ngay trước và trong khi hành kinh. Đau bụng kinh là một triệu chứng phổ biến trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới.
Triệu chứng đau bụng kinh có nguy hiểm không? Một số phụ nữ chỉ cảm thấy cơn đau này hơi khó chịu, phiền nhiễu. Ngược lại, nhiều người lại chịu đựng những cơn đau dữ dội hơn và có thể gây cản trở hoạt động bình thường trong vài ngày.
Đau bụng kinh (đau bụng đến tháng hay đau bụng tới tháng) là những cơn đau hoặc co thắt, đau quặn ở vùng bụng dưới
2. Triệu chứng dau bung kinh bao gồm những gì?
Bạn thắc mắc cảm giác đau bụng kinh như thế nào hay triệu chứng đau bụng kinh bao gồm những gì? Các triệu chứng thường thấy của một cơn đau bụng kinh là:
- Cơn đau xuất hiện trước khi có kinh 1–3 ngày, mức độ đau cao nhất khoảng 24 giờ sau khi bắt đầu có kinh rồi giảm dần sau khoảng 2–3 ngày
- Đau trằn hoặc đau quặn ở vùng bụng dưới, có khi đau dữ dội
- Đau có thể lan ra vùng lưng dưới và xuống dưới đùi
- Tần suất cơn đau diễn ra âm ỉ, liên tục
Bên cạnh dấu hiệu đau bụng kinh, một số phụ nữ đôi khi gặp thêm những triệu chứng khác trong kỳ kinh kèm theo đau bụng như:
- Buồn nôn
- Đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy
- Đầy hơi, chướng bụng
- Táo bón
- Đổ mồ hôi
- Đau đầu, chóng mặt
- Mệt mỏi…
Bên cạnh dấu hiệu đau bụng kinh, một số phụ nữ đôi khi gặp thêm những triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt ,mệt mỏi…
3. Tại sao phụ nữ tới tháng lại dau bung kinh?
Đau bụng kinh do nhiều nguyên nhân gây ra:
- Một số phụ nữ có cổ tử cung hẹp khiến máu kinh khó đi ra ngoài cũng là nguyên nhân gây đau bụng kinh.
- Có thể do sự co thắt quá mạnh của cơ trong tử cung để đẩy máu kinh đi ra ngoài.
- Do đặt vòng tránh thai.
- Do dị tật bẩm sinh ở tử cung như tử cung ngả sau hoặc ngả trước gây ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu kinh gây đau bụng kinh.
- Do di truyền từ mẹ sang con, nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết các mẹ bị đau bụng kinh thì khi sinh con, con gái đều sẽ bị đau khi đến ngày hành kinh.
- Do chế độ ăn uống không khoa học trong những ngày hành kinh như ăn đồ cay nóng, ăn đồ lạnh, bụng không được giữ ấm...
Do chế độ ăn uống không khoa học trong những ngày hành kinh gây nên dau bung kinh
- Do nội tiết tố thay đổi như: Gia tăng bất thường progesterone và prostaglandin trong máu tác động đến tử cung.
- Do vận động quá mạnh trong ngày hành kinh.
- Đau bụng kinh có thể do một số bệnh phụ khoa gây ra như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung... đây cũng là nguyên nhân chính gây ra những cơn đau bụng kinh dữ dội.
4. Dau bung kinh được điều trị như thế nào?
Để có thể giảm nhẹ các triệu chứng đau bụng tới tháng, bạn hãy:
- Sử dụng túi chườm ấm hay một chai nước ấm đặt lên vùng bụng dưới
- Tắm bằng nước ấm
Sử dụng túi chườm ấm hay một chai nước ấm đặt lên vùng bụng dưới giúp giảm dau bung kinh khi tới tháng
- Tập luyện một số bài tập thể dục để tăng cường sức khỏe trước đó
- Giảm bớt căng thẳng tâm lý
- Thực hiện các phương pháp giúp thư giãn, như thiền hay yoga
- Thử sử dụng một số thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, axit béo omega-3, magie…
Bổ sung một số thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, axit béo omega-3, magie… giúp cơ thể khỏe mạnh
- Tránh uống rượu, bia, hút thuốc hay sử dụng các kích thích khác vì có thể khiến cơn đau trầm trọng thêm
- Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh, có thể là paracetamol hay các thuốc NSAIDs phổ biến
Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh, có thể là paracetamol
- Kiểm soát hormone sinh sản bằng các cách như dùng thuốc tránh thai dạng uống hay dán, tiêm, cấy dưới da… (cách này cần phải được sự đồng ý và hướng dẫn từ bác sĩ)
Trường hợp đau bụng kinh là do bệnh lý khác gây ra, bạn có thể cần phải phẫu thuật để điều trị nguyên nhân đó. Trường hợp đau bụng kinh dữ dội gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, các bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung nếu các phương pháp không giúp giảm bớt triệu chứng đau đớn và bạn không có kế hoạch sinh con sau này.
Phòng khám sản phụ khoa Anna tự hào là nơi thăm khám, điều trị & chăm sóc sức khỏe thai kỳ và các vấn đề phụ khoa uy tín. Hãy liên hệ ngay qua số hotline hoặc đặt lịch tư vấn qua website https://sanphukhoaanna.vn/ để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé. Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác của chúng tôi tại https://sanphukhoaanna.vn/tin-tuc