Nhận đỡ sanh và phẩu thuật sản phụ khoa tại bv

Nhận đỡ sanh và phẩu thuật sản phụ khoa tại bv
Ngày đăng: 09/12/2022 09:27 AM

Phụ nữ sinh ra để sinh thường chứ không phải sinh mổ, nhưng trong một số trường hợp, mổ lấy thai có thể được lên kế hoạch trước vì lý do y khoa, lợi ích của sinh mổ lớn hơn sinh ngả âm đạo; hoặc thai phụ được chỉ định sinh mổ vì lý do khẩn cấp liên quan đến sức khỏe của mẹ, của bé hoặc của cả hai.
1.Sinh mổ là gì?
Sinh mổ hay mổ lấy thai là một phẫu thuật nhằm lấy thai nhi, nhau và màng ối qua một vết mổ ở thành tử cung (không bao gồm mổ lấy thai trong vỡ tử cung). Trước đây, chỉ định sinh mổ còn hạn chế còn hạn chế do nhiễm trùng và sự hạn chế của gây mê hồi sức. Ngày nay, sự phát triển của phẫu thuật, phương tiện vô khuẩn, kháng sinh, truyền máu, gây mê hồi sức đã giảm hẳn các tai biến của việc mổ lấy thai. Tuy nhiên, mổ lấy thai là chỉ định có lý do Y khoa, vì vậy trong các trường hợp bác sĩ tiên lượng không thể sinh thường qua ngã âm đạo an toàn, sản phụ sẽ chỉ định sinh mổ. 
Vết rạch của mổ lấy thai có thể là một vết rạch dọc hoặc là vết rạch ngang.
Vết mổ dọc: Đường rạch này kéo dài từ rốn đến đường chân lông mu.Vết mổ ngang: Đường rạch này kéo dài qua đường chân lông mu. Nó được sử dụng thường xuyên nhất vì nó mau lành và ít chảy máu hơn. 
Loại vết mổ được sử dụng tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vết rạch trong tử cung cũng có thể theo chiều dọc hoặc chiều ngang
2.Vì sao cần sinh mổ?
Sinh con tuy là một tiến trình sinh lý bình thường nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ cho mẹ và thai nhi dù mẹ sinh thường hay sinh mổ. Tuy nhiên nếu tiên lượng cuộc sinh thường qua ngả âm đạo tỏ ra không an toàn cho mẹ, thai nhi hoặc cả hai, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định sinh mổ. Các chỉ định mổ lấy thai có thể chủ động hoặc có thể là những chỉ định bán cấp cứu, cấp cứu hoặc tối cấp. Tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp: 
Về phía mẹ Khung chậu hẹp, lệch. Dị dạng đường sinh duc. Bất thường cơn co tử cung, khó sinh do cổ tử cung có vết mổ cũ, chuyển dạ kéo dài, dọa vỡ tử cung… Mẹ bầu mang thai khi tuổi đã lớn.Về phía thai nhi Máy theo dõi tim thai giúp phát hiện sớm những trường hợp suy thai và vì vậy phải mổ lấy thai để cứu thai nhi. Ngôi thai bất thường đặc biệt là những thai nhi có ngôi mông. Do thai to, thai suy, mạng sống thai nhi trong tử cung bị đe dọa ( vô ối, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai quá ngày …).Về phía phần phụ của thai Sa dây rốn, nhau tiền đạo, nhau bong non 
Những lợi ích khi sinh mổ:
 Mổ lấy thai được xem là phương pháp tối ưu trong những trường hợp mẹ không thể sinh thường qua ngả âm đạo, hạn chế các tai biến cho bé khi bác sĩ tiên lượng được việc em bé sinh thường qua ngả âm đạo có thể gặp một số tổn thương như: tổn thương đám rối dây thần kinh cánh tay do kẹt vai, gãy xương, ngạt do sa dây rốn…
 Bên cạnh đó, mổ lấy thai làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho bé khi sinh qua ngã âm đạo như nhiễm Herpes simplex virus, viêm gan siêu vi B, C, HIV…
 Đối với mẹ thì việc sinh mổ là giảm nguy cơ tổn thương tầng sinh môn khi sinh đường âm đạo, giảm nguy cơ chảy máu mẹ trong một số trường hợp như nhau tiền đạo, nhau bong non, nhau cài răng lược.
Tuy nhiên,  chỉ định mổ lấy thai phải thuộc về phía y khoa chứ không phải phía sản phụ vì đây là phương pháp phải gây tê, gây mê, có vết rạch trên thành bụng, rạch cơ tử cung… vì vậy làm tăng nguy cơ dị ứng, nhiễm trùng thành bụng, nhiễm trùng vết mổ cơ tử cung,  luôn tử cung nếu nhiễm phải vi trùng có độc tính mạnh. 
 Hiện nay, các quốc gia đang hướng tới việc làm sao để tỷ lệ mổ lấy thai ở nước mình giảm xuống dưới 20%.
3.Cần chuẩn bị gì khi tiến hành sinh mổ
Trước khi sinh mổ, mẹ bầu sẽ được thông báo trước, đối với những mẹ bầu sinh mổ chủ động có thể chuẩn bị trước một số bước như:
Vệ sinh cá nhân: Bên cạnh việc tắm gội sạch sẽ trước sinh, mẹ bầu có thể dọn dẹp vùng kín cho gọn gàng. Việc vệ sinh sạch sẽ cũng giúp giảm bớt những nguy cơ nhiễm trùng.Ăn uống: Đối với chỉ định sinh mổ, ít nhất 6 tiếng trước khi lên bàn mổ, sản phụ sẽ không được ăn uống bất kỳ thứ gì. Trước khoảng thời gian đó, sản phụ có thể ăn một số thực phẩm mềm, dễ ăn như súp, cháo, uống nước; hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên xào, đồ ăn nhanh…
Về phía bệnh viện, trước khi được đưa vào phòng mổ để làm phẫu thuật, mẹ sẽ được điều dưỡng đặt một đường truyền vào trong tĩnh mạch ở cánh tay hoặc ở bàn tay để có thể truyền thuốc khi phẫu thuật. Một ống thông niệu đạo cũng sẽ được đặt trước khi phẫu thuật để dẫn lưu bàng quang, giúp làm trống bàng quang và giảm nguy cơ tổn thương đến bàng quang trong lúc phẫu thuật.
 4.Biến chứng có thể gặp phải sau sinh mổ
Tương tự các ca phẫu thuật khác, mổ lấy thai cũng xuất hiện một số biến chứng, rủi ro.
Đối với mẹThời gian hồi phục lâu hơn so với sinh thường, tăng số ngày nằm viện.Nhiễm trùng: Khi phẫu thuật, bệnh nhân đã được dùng kháng sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Mặc dù vậy vẫn có nhiều phụ nữ bị nhiễm trùng sau khi mổ. Có 3 hình thức:Nhiễm trùng tại vết mổ: Xảy ra khoảng một trong số mười sản phụ,  ngay cả khi đã được dùng kháng sinh dự phòng tại thời điểm phẫu thuật và sau phẫu thuật. Phổ biến hơn đối với những đối tượng nguy cơ như đái tháo đường, béo phì, HIV…Nhiễm trùng nội mạc tử cung: xảy ra nhiều hơn trong những trường hợp ối vỡ trước mổ, khám âm đạo nhiều lần trước mổ.Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đặt sonde tiểu trước và sau mổ có thể gây nhiễm trùng.Thuyên tắc mạch do cục máu đông: bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông, trong trường hợp thuyên tắc mạch tại phổi sẽ rất nặng nề có thể đe dọa tính mạng.Dính: Mổ lấy thai có nguy cơ bị dính như dính các cơ quan trong ổ bụng hoặc các lớp cơ giữa thành bụng. Khoảng 50% sản phụ có dính sau mổ, tỷ lệ dính phụ thuộc vào phương pháp mổ và số lần mổ, tỷ lệ này tăng lên 75% khi mổ lần thứ 2 và 83 % sau khi mổ lần thứ 3. Tình trạng dính có thể gây đau đớn cho mẹ vì điều này hạn chế sự chuyển động các cơ quan trong ổ bụng, có thể gây tắc ruột sau mổ...Mức phí sinh mổ hiện nay
5.Chi phí 

Mức chi phí sinh thường, sinh mổ hiện nay luôn là điều mà các phụ huynh muốn tìm hiểu trước khi “lâm bồn”. Tuy nhiên sinh thường hay sinh mổ đều luôn dựa trên nguyên tắc an toàn cho mẹ và bé. Đối với những mẹ có chỉ định y khoa sinh mổ tổng chi phí sinh tại bệnh viện sẽ bao gồm: Chi phí cho cuộc sanh hoặc mổ lấy thai;Chi phí thuốc, vật tư tiêu hao, xét nghiệm, siêu âm;Chi phí phòng dịch vụ… 
Bên cạnh đó phụ huynh có thể đăng ký thêm các dịch vụ như lựa chọn bác sĩ, chọn giờ sinh...
Sinh mổ là phương pháp cần được sự chỉ định của bác sĩ phụ sản. Vì vậy bên cạnh việc chuẩn bị tâm lý và sức khỏe trước khi sinh thì các mẹ bầu hãy trao đổi với bác sĩ của mình để việc sinh con diễn ra an toàn nhất.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các gói sinh mổ tại các bệnh viện TP.HCM xin liên hệ phòng khám Anna

---------------

PHÒNG KHÁM ANNA SẢN PHỤ KHOA
Hotline: 097 986 22 76
Open: 17PM - 20PM
Cơ sở 1: 396A Lê Văn Khương, P. Thới An, Quận 12
Cơ sở 2: 43D Đặng Thúc Vịnh, P. Đông Thạnh, Quận Hóc Môn
Cơ sở 3: 461 Lê Đức Thọ, P. 16, Quận Gò Vấp

Để lại nhu cầu khám

Hãy gọi ngay Hotline nếu cần thiết

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANNA CƠ SỞ 1

Địa chỉ: 396A Lê Văn Khương, P. Thới An, Quận 12, Tp.HCM

Số Điện Thoại: 0379 782 276 - Hotline: 0979 862 276

MST: 0316341824

Email: anhthuansvy2000@gmail.com

Website: https://sanphukhoaanna.vn/

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANNA CƠ SỞ 2

Địa chỉ: 461 Lê Đức Thọ, P 16, Quận Gò Vấp, Tp.HCM 

Số Điện Thoại: 0379 782 276 - Hotline: 0979 862 276

MST: 0316341824

Email: anhthuansvy2000@gmail.com

Website: https://sanphukhoaanna.vn/

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANNA CƠ SỞ 3

Địa chỉ: 43D Đặng Thúc Vịnh, P. Đông Thạnh, H Hóc Môn, Tp.HCM

Số Điện Thoại: 0379 782 276 - Hotline: 0979 862 276

MST: 0316341824

Email: anhthuansvy2000@gmail.com

Website: https://sanphukhoaanna.vn/

0979862276

Đặt lịch
Zalo
Hotline