Mẹ bầu phải tiêm những mũi gì trong quá trình mang thai - Sản phụ khoa Anna 

Mẹ bầu phải tiêm những mũi gì trong quá trình mang thai - Sản phụ khoa Anna 
Ngày đăng: 10/04/2023 02:18 PM

 

Mẹ bầu phải tiêm những mũi gì trong quá trình mang thai là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất trong suốt quá trình thai kỳ. Khi mang thai sức đề kháng của chị em phụ nữ sẽ yếu hơn bình thường, do vậy nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cũng sẽ tăng lên, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Chính vì lẽ này, tiêm phòng cho mẹ bầu là một trong những biện pháp đơn giản và hiệu quả. Hãy cùng sản phụ khoa Anna tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé. 

 

1. Các mũi tiêm phòng cho bà bầu trong khi mang thai


Trước khi mang thai chị em cần thực hiện đầy đủ các mũi tiêm trên để chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ. Và trong khi mang thai, việc tiêm phòng cho mẹ bầu cũng vô cùng quan trọng. Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai cần được tiêm vắc-xin uốn ván để phòng uốn ván cho cả mẹ và con. Nếu đang mang thai lần đầu, trong 5 năm trở lại đây chưa từng tiêm vắc- xin uốn ván thì mẹ bầu sẽ phải tiêm 2 mũi, mũi đầu và mũi nhắc lại sau ít nhất 4 tuần và tối thiểu cách thời điểm dự sinh 1 tháng. 

 

Trong khi mang thai, việc tiêm phòng cho mẹ bầu cũng vô cùng quan trọng

 

2. Lịch tiêm phòng cụ thể


Thời gian tiêm phòng thích hợp nhất:

Trước khi mang thai
Mũi tiêm 3 trong 1 (sởi, quai bị, rubella): Tiêm phòng trong 3-6 tháng trước khi có thai, muộn nhất là trước khi có bầu 1- 3 tháng.
Tiêm phòng viêm gan B: Vắc-xin có thể tiêm vào trước hoặc trong khi mang thai. Tốt nhất là nên tiêm trước khi có thai để có sự chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe.
Cúm: Vắc-xin phòng cúm nên tiêm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng và sau đó nên tiêm nhắc lại hàng năm.
Bạch hầu – ho gà – uốn ván: Tiêm 1 mũi duy nhất trong độ tuổi 4-64 tuổi.

 

Trong mang thai
Đối với mang thai lần đầu: Nên tiêm 2 mũi uốn ván trong quá trình mang bầu. Mũi đầu tiên có thể tiêm từ tuần 20 trở đi. Sau một tháng, tiêm nhắc lại mũi thứ 2. Tuy nhiên, cần đảm bảo mũi 2 phải được tiêm trước khi sinh ít nhất là 1 tháng.
Lần có thai sau: Chỉ tiêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván nếu lần có thai trước đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng uốn ván.

 

Thời gian tiêm phòng thích hợp nhất trước khi mang thai và trong mang thai 

 

3. Một số lưu ý khi tiêm phòng


Sau khi vắc-xin đã vào cơ thể có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn như sốt nhẹ sau khi tiêm, sưng đau tại vị trí tiêm. Người mẹ có thể thực hiện các biện pháp như chườm khăn ấm, dùng khăn ấm lau người, bổ sung rau xanh và trái cây giàu vitamin để giảm nhẹ các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu thời gian sốt quá lâu từ 3 đến 4 ngày, với các biểu hiện nặng như sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì thì nên đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

 

Sau khi vắc-xin đã vào cơ thể có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn như sốt nhẹ sau khi tiêm, sưng đau tại vị trí tiêm

 

4. Nên đi tiêm phòng ở đâu?


Trung tâm y tế dự phòng hay các bệnh viện sản khoa, bệnh viện đa khoa, viện vệ sinh dịch tễ... đều có dịch vụ tiêm chủng. Những chị em ở các thành phố lớn nên đi tiêm tại các trung tâm y tế dự phòng của thành phố hoặc các bệnh viện lớn, các cơ sở uy tín được chứng nhận cấp phép bởi Bộ Y tế để đảm bảo chất lượng và an toàn.

 

5. Một số lưu ý khi tiêm phòng


Sau khi vắc xin đã vào cơ thể có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn như sốt nhẹ sau khi tiêm, sưng đau tại vị trí tiêm. Người mẹ có thể thực hiện các biện pháp như chườm khăn ấm, dùng khăn ấm lau người, bổ sung rau xanh và trái cây giàu vitamin để giảm nhẹ các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu thời gian sốt quá lâu từ 3 đến 4 ngày, với các biểu hiện nặng như sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì thì nên đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

 

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo, trước và trong khi mang thai, thai phụ nên tiêm một số loại vắc-xin phòng tránh các bệnh nguy hiểm như: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, cúm, Rubella, sởi, thủy đậu, HPV, viêm gan B,... Nếu bỏ qua các mũi vắc-xin này, bé sinh ra sẽ các bệnh lý bẩm sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là ho gà và Rubella bẩm sinh.

 

Nếu bỏ qua các mũi vắc-xin bạch hầu, ho gà, uốn ván, cúm, Rubella, sởi, thủy đậu, HPV, viêm gan B,..., bé sinh ra sẽ có bệnh lý bẩm sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là ho gà và Rubella bẩm sinh.

 

Trên đây là những thông tin bổ ích về những mũi mà mẹ bầu cần phải tiêm trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần chú ý theo dõi để bảo vệ sức khỏe cho mình và thai nhi nhé. Chúc các mẹ bầu và bé có một thai kỳ khỏe mạnh. 

 

Phòng khám sản phụ khoa Anna tự hào là nơi thăm khám, điều trị & chăm sóc sức khỏe thai kỳ và các vấn đề phụ khoa uy tín. Hãy liên hệ ngay qua số hotline hoặc đặt lịch tư vấn qua website https://sanphukhoaanna.vn để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé. Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác của chúng tôi tại website https://sanphukhoaanna.vn/tin-tuc  
 

Để lại nhu cầu khám

Hãy gọi ngay Hotline nếu cần thiết

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANNA CƠ SỞ 1

Địa chỉ: 396A Lê Văn Khương, P. Thới An, Quận 12, Tp.HCM

Số Điện Thoại: 0379 782 276 - Hotline: 0979 862 276

MST: 0316341824

Email: anhthuansvy2000@gmail.com

Website: https://sanphukhoaanna.vn/

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANNA CƠ SỞ 2

Địa chỉ: 461 Lê Đức Thọ, P 16, Quận Gò Vấp, Tp.HCM 

Số Điện Thoại: 0379 782 276 - Hotline: 0979 862 276

MST: 0316341824

Email: anhthuansvy2000@gmail.com

Website: https://sanphukhoaanna.vn/

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANNA CƠ SỞ 3

Địa chỉ: 43D Đặng Thúc Vịnh, P. Đông Thạnh, H Hóc Môn, Tp.HCM

Số Điện Thoại: 0379 782 276 - Hotline: 0979 862 276

MST: 0316341824

Email: anhthuansvy2000@gmail.com

Website: https://sanphukhoaanna.vn/

0979862276

Đặt lịch
Zalo
Hotline