Nước ối là một trong những thành phần đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của thai nhi. Trường hợp trong bụng mẹ lượng ối quá ít sẽ tiềm ẩn những nguy cơ gây thiểu sản phổi, khoèo chi, chèn ép dây rốn,... Vậy cần làm gì khi mẹ bầu thiếu ối và cách phòng ngừa như thế nào, hãy cùng sản phụ khoa Anna tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Mẹ bầu bị thiểu ối là gì?
Thiểu ối là tình trạng nước ối ít hơn mức bình thường, khi chỉ số ối (AFI) nhỏ hơn 5cm và màng ối còn nguyên vẹn.
2. Nguyên nhân mẹ bầu bị thiểu ối
Nguyên nhân do mẹ
Nếu mẹ mắc một số bệnh như: Bệnh cao huyết áp, tiền sản giật, bệnh lý về gan, thận,... sẽ gây thai kém phát triển và chức năng tái tạo nước ối. Bởi vì những bệnh lý này có ảnh hưởng đến chức năng của rau thai và tính thấm của màng ối.
Mẹ dùng một số thuốc: Ức chế men chuyển. ức chế tổng hợp Prostaglandin,...
Mẹ mắc một số bệnh như: Bệnh cao huyết áp, tiền sản giật, bệnh lý về gan, thận,... sẽ gây thai kém phát triển và chức năng tái tạo nước ối
Nguyên nhân do thai
Ở mọi giai đoạn của thai kỳ, nguyên nhân thường gặp nhất của thiểu ối là vỡ ối sớm. Thường có một số bất thường bẩm sinh của thai kỳ kèm theo thiểu ối.
Các bất thường của thai kết hợp với thiểu ối hay gặp là:
- Thai chậm phát triển trong tử cung.
- Thai quá ngày sinh.
- Dị tật bẩm sinh: Tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp,...
- Bất thường nhiễm sắc thể.
- Nhiễm trùng thai.
Các bất thường của thai kết hợp với thiểu ối hay gặp là thai chậm phát triển trong tử cung
Nguyên nhân do phần phụ của thai
- Hội chứng truyền máu thai nhi
- Vỡ ối non, vỡ ối sớm.
- Nhồi máu bánh rau.
3. Triệu chứng của mẹ bầu bị thiếu ối
Số đo, chiều cao tử cung thường thấp hơn và nhỏ hơn so với tuổi thai và có chiều hướng đi xuống so với đường chuẩn.
Thai cử động yếu. Khi thực hiện 4 thủ thuật của Leopol có cảm giác thấy rõ các phần thai nằm sát dưới bàn tay mà không cảm thấy có nước ối, khó làm động tác di động đầu thai nhi.
Siêu âm có chỉ số nước ối thấp, thường dưới đường percentile thứ 5 so với tuổi thai hoặc khi tuổi thai sau 35 tuần có chỉ số nước ối (AFI) ≤5, hoặc là buồn ối lớn nhất có độ cao ≤2.
4. Các dấu hiệu đánh giá mẹ bầu bị thiểu ối
Cảm giác của các mẹ theo dõi thấy thai giảm cử động, thấy bụng không lớn. Khi đo bề cao tử cung thấy tăng chậm, cảm giác phần thai thấy sát bụng khi sờ nắn. Khi siêu âm thai phát hiện rõ thiếu ối. Có 2 mức độ thiểu ối:
- Vô ối khi chỉ số ối đo được < 3m.
- Thiếu ối nặng nếu chỉ số ối đo được 3-5cm.
Nếu siêu âm xác định thiểu ối cần kiểm tra thêm các tình trạng bất thường của thai nhi, nhau và dây rốn. Tiên lượng nguy cơ thai nhi dựa trên từng giai đoạn bị thiểu ổi:
- Thiếu ối giai đoạn 3 tháng đầu, nguy cơ sảy thai cao từ 65-80%.
- Thiểu ối giai đoạn 3 tháng giữa, nguy cơ dị tật thai chiếm cao.
- Thiểu ối trong 3 tháng cuối thai kỳ, khả năng thai nhi suy dinh dưỡng.
5. Điều trị thiểu ối
Đầu tiên, cần hỏi bệnh sử và xét nghiệm dịch âm đạo (Nitrazine test) loại trừ rỉ ối, ối vỡ. Sau đó, thực hiện siêu âm tiền sản nhằm khảo sát và phát hiện các bất thường hình thái thai, đặc biệt bệnh lý hệ niệu của bào thai như các trường hợp loạn sản thận, tắc nghẽn đường niệu. Bệnh nhân sẽ được tư vấn lợi ích và các tai biến, tiến hành thủ thuật truyền ối trong trường hợp nước ối quá ít cản trở cho quá trình khảo sát hình thái thai. Ngoài ra, có thể đồng thời lấy nước ối để xét nghiệm miễn dịch, di truyền để giảm chèn ép cho dây rốn và vận động của thai nhi.Trong trường hợp có kèm thai chậm phát triển trong tử cung thì nên siêu âm tim thai, siêu âm Doppler (AFI, Doppler động mạch não giữa), monitor sản khoa,...
Xét nghiệm dịch âm đạo (Nitrazine test) loại trừ rỉ ối, ối vỡ
Khi thai chưa đủ tháng
Nếu thiếu ối mà không có dị dạng bẩm sinh lớn ở các cơ quan tiết niệu, tiêu hóa, thần kinh,... có thể là do suy hay tắc một phần tuần hoàn tử cung- rau thai, bệnh nhân nằm nghiêng trái, kiểm soát các bệnh lý đi kèm, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhằm cải thiện tuần hoàn tử cung - rau thai nhằm cố gắng giữ thai phát triển đều trên 35 tuần.
Trường hợp thiểu ối và có các dị dạng cấu trúc thai nhi cần phải làm thêm các xét nghiệm để xác định có bất thường về nhiễm sắc thể hay không để có quyết định điều trị giữ thai hay đình chỉ thai nghén.
Trường hợp thai chậm phát triển trong tử cung mà không tìm được nguyên nhân sẽ tùy thuộc vào diễn tiến tình trạng suy thai trong tử cung. Cần cân nhắc khả năng chấm dứt thai kỳ được khi có tình trạng suy thai và hoặc phổi thai nhi đã trưởng thành.
Chỉ định dùng thuốc hỗ trợ trưởng thành phổi thai nhi là cần thiết.
Khi thai đủ tháng
Khi đã xác định thai đủ tháng và biểu hiện thiểu ối thì cần được theo dõi monitoring. Nếu khi không làm test đả kích hoặc trong khi làm test đả kích có xuất hiện tim thai chậm hay Dip biến đổi thì cần chỉ định mổ lấy thai để chấm dứt thai kỳ. Nếu làm test đả kích mà nhịp tim thai vẫn trong giới hạn bình thường thì cần đánh giá thêm chỉ số Bishop để có chỉ định khởi phát chuyển dạ.
Trong chuyển dạ
Thiểu ối làm tăng nguy cơ suy thai và đẻ khó vì chèn ép dây rốn và thai khó bình chính tốt trong chuyển dạ. Vì vậy, cần phải theo dõi sát các yếu tố chuyển dạ để có tiên lượng và xử trí kịp thời. Cần phải theo dõi sát các yếu tố chuyển dạ để có tiên lượng và xử trí kịp thời.
6. Cách phòng ngừa mẹ bầu bị thiểu ối
Mẹ nên tập thói quen uống nhiều nước mỗi ngày trung bình 2 lít/ngày như nước khoáng, nước trái cây. Kết hợp với việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp ngăn ngừa được tình trạng nước ối ít hay thiếu ối, đặc biệt là những thai kỳ trong 3 tháng cuối.
Mẹ nên tập thói quen uống nhiều nước mỗi ngày trung bình 2 lít/ngày
Thiểu ối gây ra những hậu quả nặng nề cho thai nhi cũng như gây tâm lý hoảng sợ cho thai phụ. Vì thế đừng bỏ quên các buổi khám thai định kỳ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa, để phát hiện sớm và điều trị kịp thời những điều bất trắc có thể xảy ra trong thai kỳ.
Mẹ bầu phải chú ý đi đủ các buổi khám thai định kỳ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa
Thiếu ối trong 3 tháng cuối thai kỳ đặc biệt nguy hiểm, phản ánh tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi không tốt. Vì vậy, trong giai đoạn này, bạn nên khám thai thường xuyên hơn để sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời. Bạn nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ y bác sĩ Sản khoa trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong chẩn đoán và xử lý các vấn đề về nước ối, sinh non.
Phòng khám sản phụ khoa Anna tự hào là nơi thăm khám, điều trị & chăm sóc sức khỏe thai kỳ và các vấn đề phụ khoa uy tín. Hãy liên hệ ngay qua số hotline hoặc đặt lịch tư vấn qua website https://sanphukhoaanna.vn để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé. Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác của chúng tôi tại website https://sanphukhoaanna.vn/tin-tuc