Bệnh tiền sản giật ảnh hưởng đến phụ nữ có thai, thường sẽ phát triển sau 20 tuần tuổi thai. Vậy triệu chứng và cách điều trị tiền sản giật ở bà bầu là gì? hãy cùng sản phụ khoa Anna tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Các triệu chứng tiền sản giật ở bà bầu
Tiền sản giật có thể không có triệu chứng hoặc có thể gây phù hoặc tăng cân quá mức đột ngột (> 5 lb/tuần). Phù không do tư thế, như sưng mặt hoặc bàn tay (nhẫn của bệnh nhân không còn vừa với ngón tay), đặc trưng hơn là phù do tư thế. Đốm xuất huyết có thể phát triển, cũng như các dấu hiệu khác của bệnh đông máu. Sản giật biểu hiện bằng co giật toàn thể (tonic-clonic).
Tiền sản giật có thể không có triệu chứng hoặc có thể gây phù
Chứng tiền sản giật với các biểu hiện nghiêm trọng có thể gây tổn thương cơ quan; các biểu hiện này có thể bao gồm:
- Lẫn lộn
- Đau đầu nặng
- Rối loạn thị giác
- Tăng phản xạ
- Buồn nôn hoặc nôn
- Đau thượng vị hay ở 1/4 trên phải (phản ánh thiếu máu ở gan hoặc giãn căng bao gan)
- Khó thở (phản ánh phù phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính [ARDS], hoặc rối loạn chức năng tim thứ phát do tăng quá tải)
- Thiểu niệu (phản ánh khối lượng huyết tương giảm hoặc hoại tử ống thiếu máu cấp thiếu máu)
- Đột quỵ (hiếm gặp)
Chứng tiền sản giật với các biểu hiện nghiêm trọng có thể gây buồn nôn hoặc nôn
2. Cách điều trị tiền sản giật ở bà bầu hiệu quả
Xảy ra trong thai kỳ
Cách chữa trị dứt điểm là để sản phụ sinh nở càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về thời điểm sinh con dựa trên tuần thai, tình trạng phát triển của thai nhi cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Nếu em bé phát triển tốt, đủ 37 tuần hoặc hơn, bác sĩ sẽ chỉ định sinh ngay để tình trạng tiền sản giật không diễn biến tồi tệ hơn nữa.
- Nếu em bé dưới 37 tuần tuổi và bệnh diễn biến chưa quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ cho đến khi thai nhi phát triển đủ để cuộc sinh nở diễn ra an toàn.
Nếu bạn bị tiền sản giật nhẹ, không có nguy cơ gây ra biến chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ điều trị bằng cách:
- Xét nghiệm máu và nước tiểu;
- Cho uống thuốc hạ huyết áp;
- Khuyên nghỉ ngơi tại giường, nên nằm nghiêng về bên trái;
- Theo dõi cẩn thận bằng máy đo nhịp tim thai và siêu âm thường xuyên;
Khi bà bầu bị tiền sản giật thì nên nghỉ ngơi tại giường, nên nằm nghiêng về bên trái
Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn ở lại bệnh viện để được theo dõi chặt chẽ hơn. Ở đó, bác sĩ sẽ:
- Tiêm steroid để giúp phổi của bé phát triển nhanh hơn
- Tiêm magie để ngăn ngừa co giật liên quan đến sản giật
- Cho bạn uống thuốc giúp ngăn ngừa co giật, hạ huyết áp và phòng tránh các vấn đề sức khỏe khác
Các bác sỹ sẽ tiêm magie cho bà bầu để ngăn ngừa co giật liên quan đến sản giật
Xảy ra trong lúc chuyển dạ và sau sinh
Với trường hợp tiền sản giật, sản giật và hội chứng HELLP xảy ra trong lúc chuyển dạ hoặc sau khi sinh, dấu hiệu sẽ xuất hiện trong vòng 48 giờ và muộn nhất là 6 tuần sau sinh.
Lúc này, sản phụ sẽ được kiểm tra huyết áp và theo dõi sát sao sau khi xuất viện. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng tiền sản giật hoặc HELLP nào, chẳng hạn như đau đầu dữ dội, đau bụng dữ dội hoặc thay đổi thị lực, hãy quay trở lại bệnh viện ngay.
3. Phòng ngừa tiền sản giật
Nhằm mục đích phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của sản giật, khuyến cáo thai phụ khi được chẩn đoán tiền sản giật cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tuân thủ thực hiện khám thai định kỳ đầy đủ và đúng lịch, đặc biệt là những cột mốc khám thai quan trọng.
- Thai phụ chủ động theo dõi, ghi lại sự thay đổi về huyết áp, cân nặng, nước tiểu… mỗi ngày để sớm phát hiện bất thường.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi phát triển tốt.
Nhằm mục đích phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của sản giật thai phụ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Hi vọng những kiến thức thông tin trên sẽ giúp ích được cho mẹ bầu, nếu có các dấu hiệu triệu chứng tiền sản giật, các bà bầu hay nhanh chóng tới các cơ sở thăm khám uy tín để bác sĩ kịp thời hỗ trợ nhé.
Phòng khám sản phụ khoa Anna tự hào là nơi thăm khám, điều trị & chăm sóc sức khỏe thai kỳ và các vấn đề phụ khoa uy tín. Hãy liên hệ ngay qua số hotline hoặc đặt lịch tư vấn qua website https://sanphukhoaanna.vn để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé. Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác của chúng tôi tại website https://sanphukhoaanna.vn/tin-tuc