Việc duy trì cân bằng độ PH của âm đạo ở nữ giới là 1 vấn đề rất cần thiết để giữ cho vùng kín luôn khỏe mạnh. Độ pH của âm đạo dưới 7 được gọi là acid và lớn hơn 7 được gọi là bazơ. Độ pH âm đạo bình thường thường nhỏ hơn 4.5. Vậy hãy cùng sản phụ khoa Anna tìm hiểu những điều cần biết về độ PH âm đạo ở nữ giới nhé.
1. PH âm đạo bình thường là bao nhiêu?
Mức độ pH âm đạo bình thường là từ 3,8 đến 4,5, có tính axit vừa phải. Tuy nhiên, mức độ pH “bình thường” có thể thay đổi một chút tùy theo giai đoạn cuộc đời của bạn.
Mức độ pH âm đạo bình thường là từ 3,8 đến 4,5, có tính axit vừa phải
Ví dụ, trong độ tuổi sinh sản (từ 15 đến 49 tuổi), độ pH âm đạo của bạn phải thấp hơn hoặc bằng 4,5. Nhưng trước kỳ kinh nguyệt và sau khi mãn kinh, độ pH khỏe mạnh có xu hướng cao hơn 4,5.
2. Công dụng của độ PH âm đạo
Ở pH sinh lý bình thường từ 3,8-4,5 hệ vi khuẩn âm đạo sống cân bằng, hòa bình với nhau và tạo nên một hàng rào bảo vệ, chống được các tác nhân nhiễm khuẩn từ bên trong hoặc các nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Nếu pH thay đổi sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại thường trú trong âm đạo bình thường bị kiểm soát nay có cơ hội bùng lên phát triển, gây nên các chứng bệnh viêm nhiễm âm đạo như viêm âm đạo do tạp khuẩn, viêm âm đạo do nấm,… Hoặc các tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài như trùng roi âm đạo, nấm candida albicans, virus HPV, virus Herpes sinh dục,… gây nên các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Nếu pH thay đổi sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại gây nên các chứng bệnh viêm nhiễm âm đạo như viêm âm đạo do tạp khuẩn, viêm âm đạo do nấm,…
Âm đạo ở mức pH bình thường, tinh trùng sẽ có điều kiện thuận lợi để sống khỏe mạnh, di chuyển đến gặp trứng để thụ tinh. Nếu pH âm đạo mất cân bằng, quá cao hoặc quá thấp sẽ tiêu diệt bớt lượng tinh trùng khi vào âm đạo, gây khó khăn trong thụ thai ở nhiều trường hợp
3. Phân loại PH âm đạo
Trực khuẩn Doderlein sử dụng glycogen từ tế bào biểu mô của âm đạo và sinh ra acid lactic làm môi trường âm đạo có tính acid nhẹ. Lượng glycogen này lại phụ thuộc vào nồng độ estrogen của cơ thể, do vậy pH âm đạo sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và nồng độ estrogen.
- pH âm đạo ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản pH thường thấp hơn hoặc bằng 4,5.
- Ở phụ nữ trước khi có kinh nguyệt và sau khi mãn kinh, pH âm đạo thường cao hơn 4.5, khoảng 4,8-5,2.
- pH trong thời kỳ kinh nguyệt thường là 5,4
- Có thể sử dụng giấy quỳ để đo pH âm đạo. Ở phụ nữ bình thường mà pH>5.5 có thể đã gặp các vấn đề về viêm nhiễm âm đạo.
4. Các dấu hiệu và triệu chứng của độ pH âm đạo không cân bằng
Mức độ pH cao dẫn đến BV hoặc nhiễm trùng khác có thể gây ra các triệu chứng như:
- Mùi hôi hoặc tanh
- Tiết dịch màu trắng, xám hoặc xanh lục bất thường
- Ngứa âm đạo
- Nóng rát khi bạn đi tiểu
Độ pH cao dẫn đến BV hoặc nhiễm trùng có thể gây ra các triệu chứng như: Tiết dịch màu trắng, xám hoặc xanh lục bất thường
5. Điều gì xảy ra nếu bạn mất cân bằng pH âm đạo?
Khi pH âm đạo mất cân bằng, hàng rào bảo vệ sức khỏe vùng kín mất đi hoặc làm việc kém hiệu quả. Điều này tạo điều khiển thuận lợi cho các vi sinh vật có hại xâm nhập và phát triển, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.
Ngược lại, tình trạng viêm nhiễm âm đạo tiếp tục làm pH âm đạo mất cân bằng nặng hơn, gây viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Vòng xoắn bệnh lý này rất khó kiểm soát và điều trị.
Mất cân bằng pH âm đạo cũng làm giảm hoặc triệt tiêu khả năng thụ thai của bạn. Đây là điều không mong muốn với những ai đang muốn sinh con.
Mất cân bằng pH âm đạo cũng làm giảm hoặc triệt tiêu khả năng thụ thai của bạn
Phòng khám sản phụ khoa Anna tự hào là nơi thăm khám, điều trị & chăm sóc sức khỏe thai kỳ và các vấn đề phụ khoa uy tín. Hãy liên hệ ngay qua số hotline hoặc đặt lịch tư vấn qua website https://sanphukhoaanna.vn/ để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé. Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác của chúng tôi tại https://sanphukhoaanna.vn/tin-tuc