Điều kiện để thực hiện phá thai bằng thuốc
Phá thai bằng thuốc chỉ nên được thực hiện khi:
- Thai kỳ từ 7 tuần trở xuống và kích thước thai nhi dưới 0,5mm (tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối cùng);
- Thai được xác định là đã vào buồng tử cung;
- Sức khỏe thai phụ đảm bảo để thực hiện phương pháp;
- Được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, được Bộ Y tế cấp phép.
Phá thai bằng thuốc không phải là một lựa chọn nếu:
- Thai kỳ lớn hơn 7 tuần trở lên (tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối cùng);
- Phụ nữ có đặt vòng;
- Có thai nghi ngờ ngoài tử cung;
- Phụ nữ có rối loạn đông máu;
- Phụ nữ mắc bệnh liên quan đến tim mạch; bệnh gan; thận hoặc phổi nặng; hoặc rối loạn co giật;
- Đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc một số loại thuốc steroid;
- Không thực hiện tại nhà nếu không có điều kiện y tế chăm sóc trong trường hợp khẩn cấp hoặc không được tái khám;
- Có dị ứng với thành phần của thuốc tránh thai
Chuẩn bị trước khi phá thai bằng thuốc
Trước khi phá thai bằng thuốc, thai phụ cần phải:
Thăm khám sức khỏe để được:
- Tìm hiểu bệnh sử: không mắc các bệnh trong danh mục không cho phép phá thai bằng thuốc;
- Đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể: có đủ điều kiện để thực hiện phương pháp hay không;
- Xác định tình trạng thai (đã vào tử cung và không có khối u phát triển)
Bác sĩ tư vấn:
- Giải thích quy trình hoạt động của phương pháp;
- Tư vấn các tác dụng phụ, rủi ro, biến chứng có thể xảy ra;
- Tư vấn tâm lý.
Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt, ăn uống tốt:
- Ăn uống đủ dinh dưỡng đặc biệt là thực phẩm chưa sắt bởi sau phá thai, thai phụ thường mất máu, sức khỏe giảm sút.
- Sinh hoạt điều độ để chuẩn bị một cơ thể khỏe mạnh.
Chuẩn bị tâm lý:
- Thai phụ trước khi phá thai cần chuẩn bị tâm lý bản thân tốt và cần có người thân bên cạnh giúp ổn định tâm lý.