Chế độ dinh dưỡng dành cho thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ là một trong những bệnh lý có thể gặp phải khi mang thai. Nếu chẳng may mẹ bầu bị tình trạng này, mẹ bầu phải được điều trị nhanh chóng để ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe có thể xảy đến với mình và thai nhi. Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn cũng góp phần giúp các mẹ kiểm soát được lượng đường trong máu. Hãy cùng sản phụ khoa Anna tìm hiểu về chế độ ăn dành cho thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ qua bài viết dưới đây nhé.
1. Chế độ ăn tốt nhất cho thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ
Mỗi mẹ bầu đều sẽ có chế độ ăn kiêng riêng cho mình không ai giống ai bởi vì cơ thể mỗi phụ nữ đều khác nhau. Hầu hết thai phụ chỉ cần điều chỉnh thói quen ăn uống hàng ngày để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của chính họ và em bé, cũng như để kiểm soát lượng đường trong máu.
Chế độ dinh dưỡng cho thai phụ đái tháo đường thai kỳ
Trong các bữa ăn thai phụ cần đảm bảo có carbohydrate các loại: 33-40%; Lipid: 35-40%; Protein: 20%. Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Bữa chính không nên ăn quá no sẽ làm tăng đường máu. Tuyệt đối không được bỏ bữa vì khi mang thai nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ tăng lên để cung cấp và nuôi dưỡng thai nhi phát triển.
Bữa ăn chính: Theo nguyên tắc chung, cách ăn uống lành mạnh nhất đối với người bệnh đái tháo đường là áp dụng phương pháp đĩa. Trong đó, tạo một nửa đĩa rau không chứa tinh bột như rau xanh, cà chua, bí, cải bắp, súp lơ; 1/4 đĩa protein nạc (thịt nạc, trứng, cá, phô mai, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt) và 1/4 thực phẩm carb (tinh bột) khác: khoai tây, ngô, đậu Hà Lan.
Bữa sáng: Nên có thành phần là tinh bột và đạm nhưng ít hơn bữa trưa và tối. Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ có thể ăn một bát nhỏ phở bò, bún bò kèm giá đỗ hoặc một bát cháo yến mạch thịt băm, 1 lát bánh mì kèm 1 quả trứng ốp hoặc một đĩa salad mì ống nhiều rau.
Bữa trưa và bữa tối: Ăn khoảng 1 bát cơm (gạo lứt tốt hơn gạo trắng) hoặc 2 lát bánh mì; Phần chất đạm khoảng 100g thịt nạc, cá, thịt gà (bỏ phần da) hoặc 1 quả trứng hoặc 200g đậu; 350g rau xanh (rau muống, cải, súp lơ...).
Lưu ý: Nên ăn rau trước để giảm hấp thu đường, sau đó ăn tinh bột và chất đạm.
Bữa phụ: Ăn sau bữa chính 2 giờ, thai phụ nên ăn những loại hoa quả có hàm lượng đường thấp như dưa chuột, việt quất, ổi, bơ, bưởi… Uống 200ml sữa tươi không đường/ngày hoặc 1 cốc sữa chua không đường/ngày.
2. Dinh dưỡng tốt cho thai phụ khi bị đái tháo đường thai kỳ
Tất cả các loại thực phẩm thai phụ mắc đái tháo đường có thể được ăn ở mức độ vừa phải, nhưng tốt nhất nên tránh các loại thực phẩm và đồ uống có hàm lượng đường cao như bánh quy, kẹo và nước ngọt. Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate đơn giản như ngũ cốc ăn sáng, gạo trắng, bột mì trắng và thực phẩm chế biến hoặc đồ ăn nhẹ cũng là thủ phạm lớn làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn.
Trái cây có thể được ăn ở mức độ vừa phải vì chúng có đường fructose chứ không phải đường glucose. Fructose không làm tăng lượng đường trong máu như glucose vì nó được chuyển hóa khác nhau. Nếu ăn quá nhiều trái cây cùng một lúc, cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu. Ăn trái cây cùng với protein và chất xơ là một mẹo dễ dàng để giúp giữ lượng đường trong máu ở mức thấp hơn.
Thai phụ bị đái tháo đường cũng nên ăn cả trái cây chứ không phải nước ép. Toàn bộ trái cây có ít calo và carbohydrate so với nước trái cây. Ngoài ra nó còn chứa chất xơ, cùng với vitamin và khoáng chất. Hầu hết chất xơ đã được loại bỏ trong nước trái cây. Trái cây càng nhiều chất xơ càng tốt, nhất là khi nhiều bà bầu bị táo bón.
Hy vọng bài viết giúp ích được cho các mẹ bầu trong việc lựa chọn chế độ ăn phù hợp trong thời kỳ bị mắc đái tháo đường. Phòng khám sản phụ khoa Anna tự hào là nơi thăm khám, điều trị & chăm sóc sức khỏe thai kỳ và các vấn đề phụ khoa uy tín. Hãy liên hệ ngay qua số hotline hoặc đặt lịch tư vấn qua để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé.
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác của chúng tôi tại website