Xét nghiệm khám phụ khoa bao gồm những gì?

Xét nghiệm khám phụ khoa bao gồm những gì?
Ngày đăng: 08/03/2023 02:36 PM

 

Khám phụ khoa là việc tất cả phụ nữ ai cũng sẽ trải qua ít nhất một lần trong đời. Đặc biệt, việc làm này còn cần được tiến hành định kỳ để tầm soát tốt nhất các vấn đề ở cơ quan sinh dục. Vậy xét nghiệm khám phụ khoa bao gồm những gì, thời điểm và cần lưu ý gì, hãy cùng sản phụ khoa Anna tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé. 

 

1. Khám phụ khoa là gì?


Khám phụ khoa là danh mục khám bệnh dành riêng cho nữ giới, trong đó bác sĩ sẽ khám hệ cơ quan sinh dục và sinh sản nữ gồm: âm đạo, tầng sinh môn, tử cung, buồng trứng, vòi tử cung,... giúp phụ nữ yên tâm hơn về sức khỏe của mình.

Kiểm tra phụ khoa còn giúp chị em có thêm kiến thức về sức khỏe sinh sản, đồng thời có biện pháp tránh các bệnh phụ khoa nguy hiểm, bệnh lây qua đường tình dục hay ngăn ngừa thai an toàn.

 

xet-nghiem-kham-phu-khoa.jpg

Khám phụ khoa là danh mục khám bệnh dành riêng cho nữ giới

 

2. Những xét nghiệm cần làm khi khám phụ khoa 
 

Khi đi khám phụ khoa, chị em sẽ được làm các xét nghiệm dưới đây


2.1 Xét nghiệm Pap smear


Đây là xét nghiệm kiểm tra mẫu tế bào của cổ tử cung, nhằm phát hiện những bất thường của tế bào cổ tử cung để kiểm tra nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới.


Map smear là xét nghiệm cực kỳ quan trọng mà tất cả nữ giới trên 21 tuổi khi đi khám phụ khoa nên thực hiện. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ lấy mẫu tế bào tại cổ tử cung để mang đi xét nghiệm và đưa kết quả. Xét nghiệm Pap smear nên thực hiện khoảng 3 năm/1 lần để có chăm sóc và bảo vệ cho sức khỏe bản thân.

 

xet-nghiem-pap-smear.jpg

Map smear là xét nghiệm cực kỳ quan trọng mà tất cả nữ giới trên 21 tuổi khi đi khám phụ khoa nên thực hiện

 

2.2 Xét nghiệm CA – 125


Đây là một trong những xét nghiệm kiểm tra ý nghĩa trong việc phát hiện tế bào ung thư tại buồng trứng. Protein CA – 125 có vai trò như một kháng nguyên ung thư. Chính vì vậy, kiểm tra nồng độ Protein CA – 125 trong máu có ý nghĩa trong việc phát hiện các bất thường và bệnh ung thư buồng trứng ở nữ giới.

 

2.3 Xét nghiệm nội tiết tố


Những chị em bị rối loạn, hoặc suy giảm nội tiết tố thường gặp nhiều khó khăn trong việc sinh sản. Có 5 chỉ số nội tiết tố cần được xét nghiệm, đó là: Estradiol, prolactin, FSH, progesterone và LH. Thông qua các chỉ số này, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về khả năng sinh sản của các chị em.

 

2.4 Soi cổ tử cung 


Đây là thao tác giúp bạn kiểm tra những tổn thương hoặc bất thường bên trong cổ tử cung. Soi cổ tử cung giúp kiểm tra được đầy đủ nhất tình trạng sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.

 

2.5 Siêu âm đầu dò âm đạo


Siêu âm đầu dò âm đạo nhằm đánh giá tử cung, buồng trứng của nữ giới. Kỹ thuật này còn có ý nghĩa trong việc phát hiện các bất thường tại tiểu khung và phần phụ để có những phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp nhất. Siêu âm đầu dò âm đạo chỉ nên áp dụng với những chị em đã có quan hệ tình dục và không còn màng trinh.

 

sieu-am-dau-do-am-dao.jpg

Siêu âm đầu dò âm đạo nhằm đánh giá tử cung, buồng trứng của nữ giới

 

2.6 Siêu âm tuyến vú


Kiểm tra tuyến vú nên được tiến hành mỗi năm một lần nhằm sớm phát hiện sự tồn tại của các u hạch hoặc khối ung thư tại vú.…

 

3. Khi nào nên đi khám phụ khoa


Theo đó, các mốc thời gian được bác sĩ sản khoa khuyến cáo nữ giới nên đi khám phụ khoa là:

- Trước khi kết hôn
Sức khỏe sinh sản đóng vai trò cơ bản để duy trì hạnh phúc hôn nhân. Vì thế, khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân là việc nên làm để loại trừ và phát hiện sớm các bệnh lý viêm nhiễm hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến sinh sản hay đời sống vợ chồng.

- Trước khi muốn mang thai
Đây là thời điểm nữ giới cần khám phụ khoa để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý sinh dục để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi, đảm bảo an toàn cho thai kỳ và tránh các biến chứng trong tương lai.

- Khi cơ quan sinh dục có các biểu hiện bất thường
Khi nữ giới phát hiện vùng kín có các dấu hiệu bất thường như: chảy máu âm đạo không trong kỳ kinh, đau rát khi quan hệ tình dục, ngứa ngáy, có mùi hôi, dịch âm đạo bất thường,...

 

Ngoài ra, khám phụ khoa cũng nên được tiến hành định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần để bảo vệ tốt nhất sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, thực tế điều này rất ít khi được thực hiện vì số đông nữ giới chỉ đi khám phụ khoa khi có các bất thường ở phần phụ hay đã kết hôn lâu năm mà chưa có con dù không áp dụng biện pháp tránh thai. Điều này khiến cho việc phát hiện và điều trị bệnh lý phụ khoa muộn, gây ra những hậu quả không tốt cho sức khỏe nói chung và khả năng sinh sản nói riêng của nữ giới, thậm chí có trường hợp còn mắc bệnh vô sinh do biến chứng phụ khoa. 

 

4. Một vài điều cần lưu ý khi khám phụ khoa


Từ chia sẻ ở phần khám phụ khoa bao gồm những gì có thể thấy đây là một quy trình gồm nhiều bước, có vai trò quan trọng đối với chẩn đoán và xử lý các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản nữ và bảo tồn hạnh phúc hôn nhân. Vì thế, để quá trình ấy diễn ra thuận tiện, chính xác nhất, nữ giới cần:

- Lựa chọn cơ sở y tế uy tín về lĩnh vực thăm khám phụ khoa với hệ thống thiết bị y khoa hiện đại nhất cùng đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và bề dày về kinh nghiệm.

 

doi-ngu-phong-kham-san-phu-khoa-anna.jpg

Đội ngũ bác sỹ hệ thống phòng khám sản phụ khoa Anna

 

- Tuyệt đối không khám phụ khoa khi đang trong kỳ kinh mà nên khám sau khi sạch kinh ít nhất 2 - 3 ngày. Ngoài ra, nếu đang đặt thuốc âm đạo thì cũng không nên đi khám. Nếu nghi ngờ mang thai thì khi khám phụ khoa cần thông báo để bác sĩ được biết.

- Chuẩn bị tâm lý thoải mái vì tình trạng chung ở đại đa số nữ giới khi khám phụ khoa là e ngại. Giữ được tâm lý vui vẻ, thoải mái thì quá trình thăm khám sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.

- Trước ngày khám phụ khoa không quan hệ tình dục, không thụt rửa âm đạo hay dùng bất cứ loại dung dịch vệ sinh vùng kín nào.

- Ghi nhớ chính xác các biểu hiện đang mắc phải, chuẩn bị câu hỏi về vấn đề đang băn khoăn để trao đổi với bác sĩ.

- Kiêng sử dụng chất kích thích và đồ uống có chứa cồn trước khi khám phụ khoa bởi nó dễ làm tăng nhiệt độ tại cơ quan sinh dục và lượng dịch bài tiết ở âm đạo, khiến vi khuẩn phát triển nhiều hơn mức bình thường làm cho kết quả xét nghiệm khó chính xác.

 

Trên đây là các thông tin mà chị em phụ nữ cần biết về xét nghiệm khám phụ khoa. Phòng khám sản phụ khoa Anna tự hào là nơi thăm khám, điều trị & chăm sóc sức khỏe thai kỳ và các vấn đề phụ khoa uy tín. Hãy liên hệ ngay qua số hotline hoặc đặt lịch tư vấn qua website https://sanphukhoaanna.vn/  để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé. Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác của chúng tôi tại https://sanphukhoaanna.vn/tin-tuc


 

Để lại nhu cầu khám

Hãy gọi ngay Hotline nếu cần thiết

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANNA CƠ SỞ 1

Địa chỉ: 396A Lê Văn Khương, P. Thới An, Quận 12, Tp.HCM

Số Điện Thoại: 0379 782 276 - Hotline: 0979 862 276

MST: 0316341824

Email: anhthuansvy2000@gmail.com

Website: https://sanphukhoaanna.vn/

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANNA CƠ SỞ 2

Địa chỉ: 461 Lê Đức Thọ, P 16, Quận Gò Vấp, Tp.HCM 

Số Điện Thoại: 0379 782 276 - Hotline: 0979 862 276

MST: 0316341824

Email: anhthuansvy2000@gmail.com

Website: https://sanphukhoaanna.vn/

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANNA CƠ SỞ 3

Địa chỉ: 43D Đặng Thúc Vịnh, P. Đông Thạnh, H Hóc Môn, Tp.HCM

Số Điện Thoại: 0379 782 276 - Hotline: 0979 862 276

MST: 0316341824

Email: anhthuansvy2000@gmail.com

Website: https://sanphukhoaanna.vn/

0979862276

Đặt lịch
Zalo
Hotline