Những điều mẹ bầu cần biết về hiện tượng chuột rút khi mang thai 

Những điều mẹ bầu cần biết về hiện tượng chuột rút khi mang thai 
Ngày đăng: 21/02/2023 10:42 AM


Chuột rút khi mang thai là hiện tượng phổ biến thường gặp ở mẹ bầu, thời điểm hiện tượng thường xuyên xảy ra là tháng thứ 3 thai kỳ. Hiện tượng này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ mang thai. Vì thế, các mẹ bầu nên tìm hiểu thông tin về hiện tượng chuột rút để có cách xử lý và phòng ngừa các mẹ bầu nhé

 

1. Chuột rút khi mang thai là gì? 
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ không tự chủ do tích tụ axit. Chúng thường kéo dài từ 30 đến 60 giây. Hơn một nửa số phụ nữ mang thai bị chuột rút ở chân. Một số phụ nữ cũng bị chuột rút ở mông và đùi. Những cơn co thắt cơ này thường xảy ra vào ban đêm, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Chuột rút gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ mang thai, vì chúng có thể làm gián đoạn giấc ngủ, gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

 

Chuột rút gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ mang thai

2. Dấu hiệu chuột rút khi mang thai 
Chuột rút khi mang thai là hiện tượng phổ biến và có những dấu hiệu dưới đây:
– Thời gian bị chuột rút là ngay khi vừa bắt đầu giấc ngủ
– Tháng thứ 3 thai kỳ là thời điểm xuất hiện cảm giác khó chịu do bị chuột rút và các cơn đau ngày càng xuất hiện thường xuyên khi thai nhi lớn dần. Tình trạng này có thể xảy ra cả ban ngày và thường nặng hơn vào ban đêm, ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của mẹ bầu, nhưng không để lại hậu quả gì cho mẹ và sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ.
– Vị trí bị chuột rút thường gặp nhất bao gồm bắp chân, đùi, bàn chân, đặc biệt là ở bắp chân. Ngoài ra còn hay gặp ở tay, thân mình. Lưu ý trường hợp chuột rút ở bụng cần chú ý vì có khả năng sảy thai. Bên cạnh cơn đau đột ngột, sản phụ cũng có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối mô cứng bên dưới da.
– Nếu chuột rút khi mang thai có kèm theo các triệu chứng như ra máu, đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai, thân nhiệt tăng hoặc đau dữ đội ở phần bị đau, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

 

3. Nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai 
Hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về nguyên nhân vì sao phụ nữ thường bị chuột rút trong quá trình mang thai. Nguyên nhân thường không rõ ràng. Trong lĩnh vực sản khoa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút khi mang thai bao gồm các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Trọng lượng cơ thể của mẹ bầu ngày càng tăng trong thai kỳ, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân.
- Tử cung ngày càng to làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim và các dây thần kinh từ tủy sống đến chân các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị chèn ép gây cảm giác nặng nề, khó chịu.
- Mất nước khiến cơ thể bị rối loạn điện giải gây ra tình trạng chuột rút.
- Thiếu canxi, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi của cơ thể càng tăng cao để có thể đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi. 
Khi lượng canxi không được cung ứng đầy đủ, cơ thể của mẹ bầu sẽ cung cấp canxi để truyền cho bé khiến mẹ bị thiếu canxi.
- Thiếu khoáng. Quá ít kali, canxi hoặc magiê trong chế độ ăn uống có thể góp phần gây ra chuột rút ở chân.
- Việc lạm dụng cơ bắp, mất nước, căng cơ hoặc đơn giản là giữ một vị trí trong một thời gian dài có thể gây ra chuột rút cơ bắp.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân không được biết đến.

 

4. Cách chữa chuột rút khi mang thai 
Chuột rút khi mang thai xảy ra thì các mẹ cần bình tĩnh và làm theo những bước sau:
– Duỗi chân: Hãy cố gắng để thẳng chân, bắt đầu xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân. Điều này có thể gây đau lúc đầu nhưng cảm giác đau sẽ dần biến mất.
– Xoa bóp các cơ bắp bị co rút.
– Lấy một chai nước nóng đặt lên vùng bị chuột rút.
– Đi lại. Bước một vài bước cũng sẽ giúp chứng chuột rút qua nhanh.
– Đặt chân xuống đất hoặc gót chân khi nằm thẳng chặt chạm vào tường, cũng có thể duỗi lòng bàn chân về phía trước để kéo dài ống chân.
Ngoài ra, duỗi thẳng đầu gối, sau đó lại cong vểnh bàn chân về phía sau gối, gập lên trên, nhẹ nhàng xoay chân sẽ giúp giảm chứng chuột rút. 

 

Những bước cần làm khi mẹ bầu bị chuột rút 

 

5. Phương pháp phòng ngừa chuột rút khi mang thai
Mặc dù nguyên nhân chính xác của chuột rút ở chân khi mang thai không rõ ràng, nhưng bạn có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa chúng.
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn ngăn ngừa chuột rút:
- Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng. Ví dụ, ăn thực phẩm giàu canxi (sữa, pho mát, sữa chua) và magiê (các loại đậu, các loại hạt, rau bina, củ cải Thụy Sĩ, hạt giống, sô cô la đen). Tăng canxi và magiê trong chế độ ăn uống của bạn bằng cách ăn thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây khô, quả hạch và hạt. Cân nhắc sử dụng thực phẩm bổ sung các khoáng chất cần thiết như canxi, kali và magie.
- Uống nhiều nước để giữ đủ nước (tức là 1,5–2 lít mỗi ngày). Tăng lượng chất lỏng tiêu thụ mỗi ngày.
- Nghỉ ngơi bất cứ khi nào bạn có cơ hội và không làm việc gắng sức.
- Đi giày có gót bằng.
- Mang vớ nén để cải thiện lưu thông.
- Đặt bàn chân và chân của bạn ở vị trí cao vài lần trong ngày.
- Tập thể dục mỗi ngày, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội, tập yoga...
- Bổ sung nhiệt: Có thể áp dụng nhiệt lên vùng cơ bị chuột rút của bạn bằng cách sử dụng miếng đệm làm nóng, túi vải đun nóng bằng lò vi sóng hoặc một số miếng đệm làm nóng kích hoạt bằng không khí không kê đơn.

- Xoa bóp: Đây thường là phương pháp được sử dụng nhiều nhất để giảm bớt chuột rút và giảm cơn đau liên quan đến nó. Xoa bóp cơ bị chuột rút và đôi khi xoa bóp các cơ lân cận giúp loại bỏ chuột rút. 

 

Mẹ bầu uống nước nhiều để giữ đủ nước (1.5 - 2 lít mỗi ngày) 

 

Thực hiện một trong các động tác kéo giãn bắp chân sau đây trước khi đi ngủ:
- Ngồi vắt chéo chân. Nâng chân phải của bạn, uốn cong đầu gối của bạn một góc 90 độ và kéo các ngón chân về phía bạn đồng thời uốn cong gót chân về phía trước. Lặp lại với chân trái.
- Đứng quay mặt vào tường. Đặt hai tay lên tường và đặt chân phải sau chân trái. Nhẹ nhàng uốn cong chân trái của bạn về phía trước, giữ cho chân phải của bạn mở rộng và gót chân phải của bạn trên sàn. Giữ tư thế này trong khoảng 30 giây. Lặp lại với chân trái sau chân phải.
- Thực hiện một vài lần lặp lại các bài tập này.
Chườm nóng bắp chân hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ.

Trên đây là những kiến thức cần thiết về chuột rút khi mang thai mà các mẹ bầu cần biết, Hi vọng bài viết trên sẽ mang lại những thông tin bổ ích cho các mẹ bầu. 


Phòng khám sản phụ khoa Anna tự hào là nơi thăm khám, điều trị & chăm sóc sức khỏe thai kỳ và các vấn đề phụ khoa uy tín. Hãy liên hệ ngay qua số hotline hoặc đặt lịch tư vấn qua website https://sanphukhoaanna.vn/ để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé. Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác của chúng tôi tại https://sanphukhoaanna.vn/tin-tuc  

 

Để lại nhu cầu khám

Hãy gọi ngay Hotline nếu cần thiết

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANNA CƠ SỞ 1

Địa chỉ: 396A Lê Văn Khương, P. Thới An, Quận 12, Tp.HCM

Số Điện Thoại: 0379 782 276 - Hotline: 0979 862 276

MST: 0316341824

Email: anhthuansvy2000@gmail.com

Website: https://sanphukhoaanna.vn/

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANNA CƠ SỞ 2

Địa chỉ: 461 Lê Đức Thọ, P 16, Quận Gò Vấp, Tp.HCM 

Số Điện Thoại: 0379 782 276 - Hotline: 0979 862 276

MST: 0316341824

Email: anhthuansvy2000@gmail.com

Website: https://sanphukhoaanna.vn/

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANNA CƠ SỞ 3

Địa chỉ: 43D Đặng Thúc Vịnh, P. Đông Thạnh, H Hóc Môn, Tp.HCM

Số Điện Thoại: 0379 782 276 - Hotline: 0979 862 276

MST: 0316341824

Email: anhthuansvy2000@gmail.com

Website: https://sanphukhoaanna.vn/

0979862276

Đặt lịch
Zalo
Hotline