Hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không?

Hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không?
Ngày đăng: 19/01/2023 01:58 PM

Thai phụ là người cần được chăm sóc đặc biệt, nếu thai phụ có bất cứ hiện tượng lạ nào thì cần đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra. Một trong số những hiện tượng thai phụ cần quan tâm đó là tình trạng đau bụng dưới khi mang thai. Vậy nguyên nhân nào khiến tình trạng này xảy ra, trong trường hợp đó bà bầu cần xử lý như thế nào? Hãy cùng sản phụ khoa Anna tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.


1.    Dấu hiệu nhận biết 
Cơn đau bụng âm ỉ nhẹ xuất hiện ở vùng bụng dưới thêm vào đó giai đoạn đầu của quá trình thai kỳ mẹ bầu sẽ có cảm giác tưng tức ở vùng bụng dưới, khi mẹ bầu bị ốm nghén và nôn mửa sẽ kèm theo cảm giác đau bụng 


2.    Vì sao mẹ bầu bị đau bụng dưới? 
Các cơn đau bụng này xảy ra do nhiều nguyên nhân như táo bón, quá trình làm tổ của thai nhi mẹ bầu bị dãn dây chằng. Mẹ bầu cần lưu ý về tình trạng đau bụng này bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình huống xấu của mẹ và bé . Những tình huống xấu có thể xảy ra là thai ngoài tử cung thai bị sảy hoặc báo hiệu sinh sớm.

 

Thai làm tổ trong buồng tử cung ở giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm nhận tình trạng đau lâm râm ở vùng bụng dưới, thời gian này thai bắt đầu hình thành nơi tử cung và  làm tổ tại buồng tử cung . Tuy nhiên mẹ bầu không cần phải lo về vấn đề này bởi chúng sẽ tự động khỏi sau khoảng 2 đến 3 ngày . 

 

Mẹ bầu thiếu chất dinh dưỡng khi mang thai mẹ bầu cần đặc biệt xây dựng một chế độ ăn uống khoa học có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và con. Nguồn dinh dưỡng này sẽ đảm bảo cho thai nhi có đầy đủ sức khỏe để phát triển toàn diện cho đến ngày chào đời, không những thế mẹ bầu cũng có đủ sức khỏe trước những thay đổi của cơ thể khi mang thai và đủ năng lượng cho đến ngày vượt cạn. Nếu khi mang thai mẹ bầu cảm nhận được những cơn đau bụng dưới thì cần xem xét lại chế độ ăn uống đã đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết hay chưa. Không chỉ là đau bụng dưới mà có thể đi kèm cả táo bón khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu. 

 

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi mang thai tử cung của nữ giới sẽ chịu lực tác động của thai nhi áp lực này sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu bị ảnh hưởng trong giai đoạn đầu của thai kỳ progesterone có thể sẽ tăng cao hơn bình thường dẫn đến việc tiêu hóa gặp khó khăn và xuất hiện chứng đau bụng dưới khi mang thai 


2.1 Thai phát triển ngoài tử cung 
Đau bụng dưới do thai phát triển ngoài tử cung là tình trạng khá nguy hiểm cần được lưu ý. Nguyên nhân có thể xuất phát từ viêm nhiễm cơ quan sinh dục, vòi tử cung có vấn đề, tốt nhất nếu có kế hoạch mang thai thì phụ nữ cần đi khám sức khỏe xem có đủ điều kiện mang thai hay không và có định hướng điều trị hợp lý. 

 

Hình ảnh thai ngoài tử cung 

2.2 Thai nhi đạp bụng mẹ 
Em bé trong bụng mẹ thường hoạt động bằng cách đạp bụng mẹ và hoàn toàn là hiện tượng bình thường. Em bé đạp mẹ là biểu hiện tốt chứng tỏ con đang khỏe mạnh phát triển bình thường, các ông bố bà mẹ thường rất hứng khởi khi cảm nhận được em bé đang đạp trong bụng mẹ thai. Càng lớn sẽ càng đạp mạnh hơn khiến thành bụng của mẹ trở nên căng cứng hơn và xuất hiện tình trạng đau bụng dưới, tình trạng này cũng sẽ nhanh chóng kết thúc thế nên mẹ bầu cũng không nên lo lắng nhé. 

Hình ảnh thai nhi đạp bụng mẹ 


2.3 Bong nhau thai
Một vài mẹ bầu sẽ gặp tình trạng bong nhau thai gây đau đớn do tử cung căng cứng hơn bình thường mẹ bầu không được chủ quan do đây là tình trạng chỉ có sau khi em bé được sinh ra.  


3.    Mẹ bầu cần làm gì để giảm tình trạng đau bụng dưới khi mang thai 
•    Xây dựng và thực hiện đều đặn thực đơn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết đặc biệt là rau và trái cây giúp giảm các cơn đau bụng 
•    Bổ sung khoáng chất có liều lượng thích hợp với sự chỉ định của các bác sĩ 
•    Vận động rèn luyện thể chất nhẹ nhàng với những bài tập yoga dành riêng cho bà bầu sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng 
•    Massage cơ thể nhẹ nhàng mỗi ngày kết hợp với nước nóng cho cơ thể thư giãn 
•    Mặc quần áo thoải mái tránh bó sát gây chèn ép cơ thể 
•    Uống thật nhiều nước mỗi ngày 
•    Không nên ăn nhiều đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn hoặc chứa nhiều lượng tinh bột đây chính là nguyên nhân khiến bạn bị táo bón và đau bụng 
•    Đặt thêm một chiếc ghế thấp để cơ chân khi ngồi 
•    Hạn chế đứng quá lâu 
•    Ngủ đủ giấc mỗi ngày 
•    Có thể ăn nhiều chuối và nho khô để cung cấp thêm lượng canxi kali và nước 
4.    Một số bệnh lý dẫn đến tình trạng đau bụng dưới cần biết 
Trong thực tế hiện tượng đau bụng dưới còn do một số bệnh lý khác gây ra và bạn có thể tham khảo thêm: 


4.1 Ruột bị tác động 
Những người bị rối loạn tiêu hóa mãn tính sẽ có biểu hiện thường mắc táo bón tiêu chảy và đầy hơi và sẽ xuất hiện những cơn đau bụng lâm râm  


4.2 Sỏi thận 
Trong giai đoạn đầu của sỏi thận, bệnh nhân sẽ cảm nhận các cơn đau bụng vùng hạ sườn với mức độ nhẹ khi bệnh tiến triển sỏi thận sẽ di chuyển đến hiệu quản và bệnh nhân sẽ có dấu hiệu các cơn đau bụng lâm râm nơi dưới rốn nếu tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm và kèm các biểu hiện như tiểu ra máu tiểu buốt thì bạn cần đi khám ngay. 


4.3 Nhiễm trùng đường tiểu 
Bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu sẽ có biểu hiện đau lâm râm vùng bụng dưới và buồn tiểu thường xuyên khi đi tiểu có kèm biểu hiện nóng ran và đau rát rất khó chịu. nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng 


4.4 U xơ tử cung 
Có 2 dấu hiệu phổ biến nhất chính là rối loạn kinh nguyệt và đau bụng dưới đây là biểu hiện của khối u lành có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau nơi tử cung. Nếu để lâu khối u sẽ gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh và có khả chuyển thành khối u ác tính 


4.5 Lạc nội mạc tử cung 
Có thể bạn chưa biết có nhiều người rơi vào tình trạng mô nội mạc tử cung phát triển không bình thường mà ở ngoài tử cung, đây là tình trạng lạc nội mạc tử cung, chúng sẽ xuất hiện ở những nơi như buồng trứng ống dẫn trứng, ruột. Sự phát triển không ổn định của chúng là nguyên nhân gây ra các cơn đau bụng dưới và vô sinh ở phụ nữ 


4.6 Đau do sa tạng 
Thường gặp ở những người lớn tuổi gây ra đau bụng dưới vùng chậu, bàng quang và tử cung là nơi có nguy cơ mắc sa tạng cao nhất trong cơ thể. Sa tạng tuy không phải là vấn đề quá nghiêm trọng  nhưng lại khiến bệnh nhân gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. Một vài biểu hiện phổ biến nhất là tăng áp lực lên thành của âm đạo, đầy bụng, sinh hoạt tình dục bị đau 


4.7 Các bệnh lây lan do quan hệ tình dục 
Bệnh lậu là một trong những bệnh lây qua đường tình dục khiến bệnh nhân bị đau buốt vùng bụng dưới. Ngoài ra còn có những biểu hiện như dịch âm đạo tiết không bình thường đau vùng chậu 

 

Có thể thấy rằng, đau bụng dưới khi mang thai nói riêng và đau bụng dưới nói chung đều do nhiều nguyên nhân gây nên và tạo cảm giác khó chịu. Nếu cảm thấy tình trạng kéo dài bất thường bạn nên đến khám ngay tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Phòng khám sản phụ khoa Anna tự hào là nơi thăm khám, điều trị & chăm sóc sức khỏe thai kỳ và các vấn đề phụ khoa uy tín. Hãy liên hệ ngay qua số hotline hoặc đặt lịch tư vấn qua website https://sanphukhoaanna.vn/ để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé. 

Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác của chúng tôi tại website https://sanphukhoaanna.vn/tin-tuc

Để lại nhu cầu khám

Hãy gọi ngay Hotline nếu cần thiết

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANNA CƠ SỞ 1

Địa chỉ: 396A Lê Văn Khương, P. Thới An, Quận 12, Tp.HCM

Số Điện Thoại: 0379 782 276 - Hotline: 0979 862 276

MST: 0316341824

Email: anhthuansvy2000@gmail.com

Website: https://sanphukhoaanna.vn/

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANNA CƠ SỞ 2

Địa chỉ: 461 Lê Đức Thọ, P 16, Quận Gò Vấp, Tp.HCM 

Số Điện Thoại: 0379 782 276 - Hotline: 0979 862 276

MST: 0316341824

Email: anhthuansvy2000@gmail.com

Website: https://sanphukhoaanna.vn/

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANNA CƠ SỞ 3

Địa chỉ: 43D Đặng Thúc Vịnh, P. Đông Thạnh, H Hóc Môn, Tp.HCM

Số Điện Thoại: 0379 782 276 - Hotline: 0979 862 276

MST: 0316341824

Email: anhthuansvy2000@gmail.com

Website: https://sanphukhoaanna.vn/

0979862276

Đặt lịch
Zalo
Hotline